Ngoài hình thức dệt vải ra, khi lựa chọn áo thun hay may áo lớp, đồng phục, các bạn cần quân tâm đến thành phần Cotton có trong vải.
a) 100% Cotton
Áo thun chất liệu cotton 100% có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thích hợp với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam, tuy nhiên giá thành cao.
Có thể gọi là hàng cao cấp mới dùng chất liệu vải này.
- Ưu điểm : thấm hút mồ hôi tốt, sợi tự nhiên , mềm mịn
- Khuyết điểm : mình vải do quá mềm nên nếu là áo thun có cổ trụ sẽ không đẹp, nhìn vải thấy giống như bị “chảy”
- Cách phân biệt : khi đốt cháy sẽ ra mụi than giống “bấc đèn”,mép vải bị đốt không cong hay bị quéo lại.
b) 65%cotton-35%PE (vải CVC)
Vải sợi pha này mang tính chất của cả hai loại sợi cấu thành nên nó là sợi cotton và PE. Giá thành loại này cũng cao, do độ cotton chiếm đến 65%. Dùng cho các sản phẩm cao cấp
- Ưu điểm: mặc mát hơn sợi PE nhiều,thấm hút mồ hôi, mềm mịn vừa phải,ít bị nhăn nhúm sau khi giặt
- Khuyết điểm: không mát bằng sợi cotton 100%.
- Cách phân biệt: khi đốt cháy sẽ ra mụi than và có cục. Mép vải hơi quéo lại nhưng không nhiều.
c) 35%cotton-65%PE (vải TC - thường gọi là tixi)
Thành phần gồm 35 % xơ cotton & 65% xơ PE. Với tỉ lệ pha như vậy ta có cảm giác ngoài độ mềm mại của vải, vẫn còn độ “đứng vải” của PE. Đây là chất liệu trung bình được sử dụng khá phổ biến
- Ưu điểm: đứng vải, phù hợp may các loại áo thun có cổ
- Nhược điểm: không mát bằng Cotton và CVC
- Cách phân biệt: Khi đốt cháy khá yếu
Như vậy mỗi loại vải đều có ưu nhược điểm riêng, tùy vào nhu cầu sử dụng, các bạn lựa chọn loại vải phù hợp cho chiếc áo thun của mình nhé. Ngoài ra, còn một loại vải có thể may áo thun đó là vải PE hay còn gọi là Polyeste. Tuy nhiên, Island Shop khuyên bạn không nên chọn áo thun vải này vì thành phần của chúng là 100% sợi nilon nên chúng không thể thấm hút mồ hôi và khi mặc sẽ rất nóng. Cách nhận biết loại vải này đó là khi đốt vải sẽ không cháy được ngay, vải sẽ bị co thành cục cứng giống như khi mình đốt bao nilon, đến nhiệt độ nhất định thì vải mới cháy và tỏa ra mùi khét của nhựa.
Cách phân biệt các loại vải may áo thun bằng phương pháp nhiệt học
2. Vải PE (Poliester)
Thành phần 100 % nilon (Poliester). Vải không hút ẩm, mặc vào rất nóng, mình vải không đẹp nhanh bị xù lông, tuy nhiên vải thun có thành phần sợi PE thường có độ bền cao và ít bị nhàu, vải ít bị co khi sử dụng giá thành rẻ nên được phổ biến.
- Ưu điểm : Mình vải cứng đẹp bắt mắt không bị nhăn nhúm sau khi giặt.Lên sản phẩm áo thun cổ trụ rất đẹp.
- Khuyết điểm: sợi nhân tạo,không thấm hút được nhiều mồ hôi gây cảm giác nóng nếu như thời tiết oi bức.
Cách phân biệt vải thun Cotton và vải thun PE
Phương pháp trực quan
- Vải thun sợi bông: Khi cầm thấy mềm mịn mát tay, vải thun sợi bông có độ đều không cao, mặt vải không bóng có xù lông nhỏ. Nếu lấy một sợi kéo đứt thì sợi dai, đầu sợi dứt không gọn. Khi thấm nước sợi bền khó đứt, khi vò nhẹ mặt vải để lại nếp nhăn.
- Vải thun sợi PE: Mặt sợi PE bóng, láng ,sợi có độ đều cao. Nhìn trên mặt vải thun có cảm giác các sợi xếp song song nhau. Vò nhẹ không bị nhàu.
Phương pháp thử bằng nước: Sử dụng một ít nước nhỏ lên bề mặt của vải thun
- Vải thun 100% cotton : Thời gian thấm nước nhanh, diện tích loang nước trên bề mặt vải rộng
- Vải thun có chứa % polyeste : Thành phần % polyeste càng nhiều thì thời gian thấm hút nước càng chậm và diện tích loang nước trên về mặt vải thun càng nhỏ.